Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

Kịch bản khủng hoảng nợ Hi Lạp có xảy ra với Việt Nam

Những ngày vừa qua, dư luận báo chí trong và ngoài nước cho người dân Việt Nam “ăn” những món khó nuốt, nào là siêu dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam, Vinashin, Chủ tịch tỉnh Nguyễn Trường Tô dâm ô …đó là những vụ việc cụ thể, sai phạm của cá nhân. Tất cả những sự việc trên, cho thấy đang phát sinh một nguy cơ, đó là liệu trong tương lai gần Việt Nam có xảy ra một cuộc khủng hoảng nợ công như đã từng xảy ra ở Hy Lạp. Nói như vậy, nhiều người lạc quan cho rằng không tin, thiết nghĩ trong số nhiều nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng nợ công của Chính phủ Hy Lạp đang tiềm tàng và có bóng dáng ở Việt Nam.
Báo chí phương Tây và các chuyên gia kinh tế chỉ ra nhiều nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng nợ của Chính phủ Hy Lạp, trong đó nguyên nhân chủ yếu và bao chùm là bệnh thành tích. Còn nhớ, thời điểm Hy Lạp đệ đơn xin gia nhập Liên minh châu Âu (EU), Chính phủ Hy Lạp đã phải gồng mình trước những yêu cầu khắt khe của khối này, bằng việc “làm đẹp” chỉ số lạm phát, thâm hụt ngân sách, chi tiêu công … để hoàn thành “xứ mệnh” đứng trong “mái nhà” của EU, nhưng con số chỉ là những con số, cuộc sống người dân thì vẫn vậy, đối với Liên minh châu Âu, Hy Lạp là một nước kém phát triển, khoảng cách xa xôi về địa lý. Trách nhiệm một phần thuộc về các nhà lãnh đạo EU, bởi tham vọng nhất thể hoá châu Âu. Hy Lạp một quốc gia đi vào EU bằng những con số, chỉ số không phản ánh “sức khoẻ” của nền kinh tế. Rồi điều gì đến cũng sẽ đến, một thời gian trong “mái nhà” của EU, những lợi ích không thấy đâu, người dân Hy Lạp trở thành những con nợ, bởi quyết định sai lầm của Chính phủ (nợ công). Người dân Hi Lạp, đặc biệt là những người lao động, bị ảnh hưởng nặng nề, bởi chính sách thắt lưng buộc bụng của Chính phủ, đây là điều kiện của các gói cứu trợ mà EU giành cho.
Câu chuyện khủng hoảng nợ công của Chính phủ Hy Lạp, nguyên nhân trực tiếp là bệnh thành tích, người xưa vẫn dạy “trông người mà nghĩ đến ta”. Xin trở lại xứ ta (Việt Nam), bệnh thành tích là một căn bệnh trầm kha (mãn tính), báo chí nói nhiều, Quốc hội cũng đăng đàn nhiều lần, nhưng vẫn chưa tìm được “thuốc” để chữa khỏi “bệnh”. Nói về bệnh thành tích ở xã hội Việt Nam xuất hiện ở mọi nơi, mọi cấp, mọi ngành, chỉ có điều tính chất, mức độ khác nhau. Đặc biệt trong ngành giáo dục, gần đây nổi lên “người đương thời” Đỗ Việt Khoa, một thầy giáo làng ở Hà Tây (cũ), hơn 04 năm đấu tranh chống tiêu cực, bệnh thành tích trong ngành giáo dục, kết quả bị buộc thôi việc và cũng mất danh hiệu “người đương thời”, trở thành “người không hợp thời”.
Tại Việt Nam trong tương lai gần chưa thể xảy ra một cuộc khủng hoảng nợ công như tùng xảy ra đối với Chính phủ Hy Lạp, nhưng trong tương lai xa, nguy cơ này khó tránh khỏi, nếu như cung cách điều hành của Chính phủ không thay đổi. Với những khoản vay ODA, phát hành trái phiếu quốc tế, bảo lãnh nợ nước ngoài… đặc biệt, những khoản vay giành cho các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước làm ăn không hiệu quả (Vinashin, PMU 18…), thì nguy cơ hoàn toàn có thể xảy ra.
Trong báo cáo Chính phủ cho thấy, nợ đang tăng cao: từ 33,8% GDP năm 2007 đến năm 2008 là 36,2%GDP và năm 2009 chiếm 41,9%GDP. Cuối năm 2010 nợ chính phủ sẽ chiếm 44,6% GDP, do điều chỉnh tăng bội chi ngân sách lên trên 5% GDP (năm 2009 là 6,9% GDP và năm 2010 là 6,2% GDP), cùng với việc tăng phát hành trái phiếu Chính phủ (trong 2 năm 2009 và 2010 là 120.000 tỷ đồng). Đó là những con số biết nói, khi nợ quốc gia tăng sát mức an toàn, vay nợ trong nước và nước ngoài gặp khó khăn và phải vay với lãi suất cao, dẫn tới an ninh tài chính quốc gia đứng trước khó khăn, khi bội chi ngân sách chưa giảm và năm nào nợ chính phủ cũng tăng khá nhanh, tiệm cận mức không an toàn, cứ đà này có thể đến năm 2012 nợ Chính phủ sẽ “vươn” đến mức không an toàn.
Giả định, một khi các khoản vay được ưu tiên cho phát triển kinh tế không mang lại hiệu quả, nợ quốc gia ngày càng tăng, chẳng hạn như những tập đoàn kinh tế Nhà nước làm ăn thua lỗ như kiểu Vinashin (nợ hơn 80.000 tỉ đồng, trong đó hơn 750 triệu USD trái phiếu quốc tế) không có khả năng thanh toán, thì các khoản nợ đó Chính phủ phải trả, và còn rất nhiều dự án khác. Đáng lo ngại hơn nếu tới đây Chính phủ trình lại siêu dự án đường sắt cao tốc Bắc- Nam số vốn hơn 50 tỉ USD, được thông qua, nguy cơ càng hiện rõ. Tất cả những khoản nợ trên đến hạn không chả được, trong khi đó dư nợ quốc gia đã vượt ngưỡng không an toàn, thì một kịch bản tương tự, Chính phủ Việt Nam tuyên bố phá sản, Việt Nam sẽ trở thành Hy Lạp thứ hai tại châu Á, người dân Việt Nam sẽ như người dân Hy Lạp là “con nợ” của nước ngoài.
Một bất ngờ thú vị, thời điểm Hy Lạp đang tìm cách đối phó với khủng hoảng thì tờ The Guardian (Anh) tiết lộ, Hi Lạp đã lên kế hoạch bán một số đảo, trong đó có cả một phần đảo du lịch nổi tiếng Mykonos, cho nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc và Nga. Tuy nhiên, ngay sau đó Chính phủ Hy Lạp đã bác bỏ, đó chỉ là tin đồn. Việt Nam thì sao, chưa đến nỗi phải bán đảo cho nước ngoài, nhưng có một thực tế rằng, hai hòn đảo Trường Sa và Hoàng Sa, Hoàng Sa đã bị Trung Quốc chiếm, còn Trường Sa giặc phương Bắc chiếm gần hết, thật là đau buồn chưa bán đã mất.
Nhất Nam
Sài Gòn, tháng 7/2010.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét