Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

Đoàn kết trong Asean - Trung Quốc kỳ đà cản mũi



Lịch sử hơn 40 năm hình thành và phát triển, Asean từng được đánh giá là khối đoàn kết, luôn thống nhất trong đa dạng…tuy nhiên đến Hội nghị Ngoại trưởng tại Campuchia cho thấy Asean còn nhiều bất đồng, thậm chí nguy cơ chia rẽ sâu sắc. Chẳng phải đâu xa, thủ phạm chính là Trung Quốc, một nước láng giềng, có mối quan hệ chặt chẽ với các thành viên Asean, hiện đang “xưng hùng, xưng bá” ở biển Đông. Nhìn nhận khách quan, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước khối Asean đã thất bại, bằng chứng là không ra được Tuyên cáo chung, dù sau đó với sự nỗ lực của Ngoại trưởng Indonesia đã “vớt vát” bằng một Tuyên bố chung, mang tính “chung chung”, ngược lại người láng giềng Trung Quốc “hả hê” tuyên bố Hội nghị “thành công” và không quên gửi lời cảm ơn nước chủ nhà Capuchia.
Vậy, Trung Quốc đã làm gì với Campuchia?

Đẩy mạnh đầu tư, tăng viện trợ
Các chuyến viếng thăm lẫn nhau giữa quan chức Trung Quốc - Campuchia trong những năm qua và sự quan tâm đặc biệt của Trung Quốc với Campuchia bằng những khoản viện trợ khổng lồ, hứa hẹn tăng kim ngạch thương mại… các khoản viện trợ của Trung Quốc cho Campuchia đa dạng ngành nghề, lĩnh vực, nhưng tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng, để các nhà thầu Trung Quốc với ưu thế giá rẻ, “nuốt trọn” hợp đồng lớn. Đây là một thứ gia tăng “quyền lực mềm”, Trung Quốc từng áp dụng thành công ở nhiều quốc gia ở khu vực châu Phi.
“Lấy oán, báo ơn”, chung qui chỉ vì tiền
Khi nói về mối qua hệ giữa Việt Nam – Campuchia, không ai lạ lẫm với mệnh đề: “Chính phủ và nhân dân Campuchia rất biết ơn nhân dân Việt Nam, đã giúp Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng Pol Pot…”. Nhưng có lẽ mối quan hệ “đặc biệt” đó đã bị đẩy lùi vào dĩ vãng, đánh đổi khoản viện trợ của Trung Quốc.
Mánh lới “gia tăng quyền lực mềm” và “ve vãn” thành viên Asean
Philippines đã thành công trong vài trò điều phối quan hệ Asean - Trung Quốc hơn 03 năm qua, Trung Quốc không “ve vãn” được, do đó thường xuyên gây hấn với Philippines. Philippines đã làm thế giới quan tâm hơn đến khu vực Đông Nam Á, bằng chứng rõ ràng nhất là Mỹ chuyển trọng tâm chính sách quốc phòng đến khu vực châu Á Thái Bình Dương. Nhiện kỳ 03 năm tiếp theo thuộc về Thái Lan, chúng ta đã thấy Trung Quốc đang dùng các khoản việc trợ, tài trợ cho giáo dục, ý tế…để “ve vãn” người dân và Chính phủ Thái. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia nhận định, Trung Quốc khó thành công, bởi Chính phủ Thái Lan không dễ bị “mua chuộc” như Campuchia, hơn 05 năm qua, chính trường Thái có nhiều biến động, uy tín giảm sút, đây là cơ hội để Chính phủ của nữ Thủ tướng Yingluck lấy lại niềm tin trước cộng đồng quốc tế.
Tương lai của khu vực Asean sẽ còn nhiều bất ổn, khối phải đương đầu với nhiều thách thức, trong đó Trung Quốc là một trở ngại. Trung Quốc đang đẩy mạnh ngoại giao theo kiểu gia “tăng quyền lực mềm”, do đó những nước không có nhiều quyền lợi ở biển Đông như Campuchia, Lào, Thái Lan…sẽ là cái đích mà Trung Quốc nhắm tới, nhằm chia rẽ đoàn kết trong nội bộ Asean.
Biển Đông tiếp tục dậy sóng!
Nhất Nam                   
Sài Gòn, tháng 7/2012.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét