Những ngày gần đây, người hâm mộ túc
cầu Việt, báo giới tốn không ít giấy mực về câu chuyện giành bản quyền phát
sóng giải Ngoại hạng Anh giữa các đài truyền hình trong nước. Muốn xem bóng đá,
phải rút hầu bao không có gì lạ và chuyện không đáng nói, nếu như các nhà đài
không tìm mọi phương cách để được “độc quyền” bán sản phẩm tinh thần đến tay
người hâm mộ.
Ngày 02-10-2012,
ban tổ chức Giải bóng đá Ngoại hạng Anh phát hồ sơ mời đấu giá bản quyền bóng
đá Anh tại Việt Nam cho ba mùa liên tiếp từ 2013 - 2016, ai sẽ là người đại
diện cung cấp dịch vụ đến người hâm mộ, nhiều nhà đài đang rục rịch mở hầu bao “rinh
quà” về cho người hâm mộ, nhưng người hâm mộ quan tâm là họ sẽ phải bỏ bao
nhiêu tiền để được ăn - ngủ cùng bóng đá, có ai phá giá hay cùng bắt tay nhau
để đạt mức giá nhận được?
Lật lại hồ sơ
Năm 1995, công ty
Dunhill đưa bóng đá Anh vào Việt Nam phát trên sóng VTV thông qua cơ chế đổi
quảng cáo, kéo dài sáu năm; mùa giải 2002-2003, VTV chính thức đàm phán với Công
ty ESPN Star Sports mua bản quyền bóng đá Anh, hai mùa 2002-2003, 2003-2004 giá
900.000USD, sau đó là 1,8 triệu USD cho ba mùa giải 2004-2005, 2005-2006,
2006-2007. Năm 2007, VTC chen chân mua được bản quyền ba mùa giải tiếp theo
2007-2008, 2008-2009, 2009-2010 với giá 4 triệu USD (tăng hơn gấp đôi). Sau đó
đến lượt K+ chi 9 triệu USD để độc quyền ngày chủ nhật, các nhà đài khác chia
nhau các ngày còn lại với giá không hề rẻ.
Gà nhà bôi mặt đá nhau
Ngay từ khi VTC “đánh lẻ”, đơn phương
đàm phán mua độc quyền Giải ngoại hạng Anh với mức tăng kỷ lục (từ 900.000
USD/2 mùa lên 4 triệu USD/3 mùa), kênh thể thao của VTV nhiều lần công kích. Tiếp
theo, K+ lại “xé lẻ” đàm phán gói độc quyền chủ nhật với mức giá “không tưởng” (9
triệu USD), làn sóng phản đối lại dậy lên mạnh mẽ và lần này “loa to” nhất lại
thuộc về VTC, họ hồn nhiên quên mất ba năm trước chính mình đã tự ý “bắc thang”
cho giá bản quyền mặc sức leo!
Ai lợi - Ai thiệt?
Nhà đài giành độc quyền phát sóng,
phải bắt tay lên trán nghĩ cách kinh doanh có lãi, người hâm mộ rút hầu bao để
giữ đam mê. Kẻ hưởng lợi là các nhà phân phối.
Căn nguyên của vấn đề
Kinh tế thị trường, phải có cạnh
tranh, nhưng cạnh tranh không vì người tiêu dùng (hâm mộ), cạnh tranh không dựa
trên chất lượng dịch vụ, mà cạnh tranh để giành độc quyền. Như vậy, cạnh tranh
không còn là động lực của sự phát triển, mà cạnh tranh để không còn đối thủ.
Có ý kiến cho rằng, căn nguyên (gốc
rễ) của hiện tượng trên xuất phát từ thực tế xã hội Việt Nam, muốn “thành công”
phải bằng mọi giá triệt tiêu “đối thủ”, thói hành xử trên của các nhà đài phản
ánh sinh động thượng tầng xã hội. Cạnh tranh để được độc quyền, độc quyền không
quan tâm đến chất lượng “dịch vụ”, chịu thiệt vẫn là “người tiêu dùng” (người
dân). Do đó, hoàn toàn có thể khẳng định: trên thương trường, ở đâu có độc
quyền là ở đó không có (kìm hãm) tiến bộ xã hội, đó chính là “giá” của “độc
quyền”.
Nhất Nam
Sài Gòn, tháng 10/2012.
Cảm ơn nhất nam, đúng là ở đâu có độc quyền, không có cạnh tranh và là nguyên nhân kìm hãm mọi sự phát triển, độc quyền trong bóng đá chỉ là một điển hình
Trả lờiXóa